Tết Trung thu có từ bao giờ? Do ai đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta? Vào khoảng thời gian nào?... Thì chưa có tài liệu sử sách chính xác nào đề cập đến. Chỉ biết một điều rằng Tết Trung thu đã có ở nước ta từ thuở nào rồi, và nó có sự biến đổi liên tục qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thời gian.
Chỉ cần nhắc lại những ký ức này, đã thấy cảm xúc dâng đầy trong lòng. Điều đó làm nên những Trung thu không bao giờ phai nhạt trong lòng thế hệ 8x, 9x. Còn Trung thu của trẻ con bây giờ chẳng thiếu bất cứ một thứ gì. Mọi thứ trẻ con yêu thích cũng khác đi rất nhiều, bánh trái cũng nhiều hơn, đa dạng hơn.
Cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.
Đèn lồng cá chép làm từ khung tre, giấy bóng kính rực rỡ...
…hay những chiếc đèn lồng được tái chế từ vỏ lon nước ngọt đều là kí ức in sâu trong tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Cả xóm túm tụm, mỗi đứa một chiếc đèn, cùng nhau rước đèn trông trăng…
Ai sang hơn thì có cả đèn lồng bằng nhựa cứng cáp.
“Chiếc đèn ông sao, sao 5 cánh tươi màu…”.
Đèn kéo quân xoay vòng vòng mà kể bao câu chuyện.
Những giai điệu trông trăng hồi ấy hầu hết đến từ bộ trống ếch giản dị…
Hoặc là loại “nhạc cụ” nhỏ nhắn mà chẳng mấy ai rõ tên này!
Mâm ngũ quả với chó bông bưởi, quả cam quả quýt giản dị, mộc mà ngon đến thế.
Chiếc tàu thủy sắt tây chạy bằng dầu hỏa và nến ấy ngày nay đã trở thành “báu vật”
Những hình ảnh một thời, bạn còn nhớ…
Mặt nạ giấy bồi truyền thống ngày ấy vừa dày, bền và có hồn lắm.
Đèn lồng gắn với tuổi thơ của bao thế hệ 8x, 9x.
Những chiếc đèn tự chế như thế này bây giờ có lẽ đã chẳng còn.
Ngày xưa, được nặn tò he là lũ trẻ con thích lắm.