Nếu cuộc đời "ép" tôi trở thành một con sói, tôi chọn làm một con sói lương thiện

Nếu cuộc đời "ép" tôi trở thành một con sói, tôi chọn làm một con sói lương thiện

1. Chuyện kể rằng:


Có một con Chó yêu sâu sắc một con Cáo, nhưng khi bọn chúng rơi vào biển tình, thì gặp phải Thần Chết.


Thần Chết vô tình nói với chúng:


"Hai người các ngươi chỉ được chọn một người để sống, các ngươi mau thảo luận nhanh, xem ai sẽ là người phải chết."


Mặc dù hai người bọn chúng đều rất muốn ở bên nhau, nhưng chúng không thể chống lại Thần Chết. Vì vậy, chúng quyết định dùng trò chơi kéo, búa, bao để quyết định, ai thua sẽ phải chết.


Cuối cùng, Cáo lại thua...


Sau khi Thần Chết lấy mạng Cáo, Chó ôm Cáo vừa khóc vừa nói:


"Sao em lại ngốc như vậy? Chúng ta đã hứa cùng nhau ra búa, tại sao anh ra kéo, nhưng em lại ra bao chứ?"


Chó ngốc nghếch nghĩ rằng Cáo cũng giống mình, biết chắc mình sẽ không ra búa mà ra kéo, nên Cáo mới cố tình ra bao để chết vì mình.


Nhưng ngược lại, Cáo vì tính kế Chó, không muốn bản thân phải chết, nên đã thay đổi ước định ban đầu, nhưng lại không ngờ "thông minh bị thông minh hại", kết quả bản thân trở thành người phải chết.


Theo nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, hành vi của một người đa phần xuất phát từ thói quen. Mà những người có thói quen tính kế người khác, sớm muộn gì cũng có ngày rơi vào kết cục "tự mình tính kế mình".


Câu chuyện đơn giản này phản ánh một điều:


Không cần bạn phải khờ dại như chú Chó kia, bởi cuộc sống này phức tạp lắm. Nhưng nếu cuộc sống "ép" bạn phải trở thành một con sói, hãy làm một con "sói" lương thiện, sống đơn độc và mạnh mẽ, không lệ thuộc kẻ khác; nhưng con sói này chỉ diệt trừ kẻ gian ác, không lừa gạt người hiền lành.


2. Tôi có quen một người bạn, anh ấy năm nay đã 35 tuổi, là một doanh nhân thành đạt chính hiệu và tự lập nghiệp bằng con số 0 tròn trĩnh.


Xuất phát điểm bình thường như bao người, hoàn cảnh gia đình lại không tốt, ngay cả việc muốn học lên đại học cũng là một việc xa xỉ, chứ đừng nhắc đến hai chữ "làm chủ".


Lần đầu tiên, chúng tôi gặp nhau ở xe bánh mì, khi đó tôi còn là sinh viên năm hai, anh ấy là người bán bánh mì trước trường tôi.


Anh ấy kể, anh ấy học cấp ba tốt lắm, chỉ là không đủ tiền học tiếp nên phải nghỉ. Anh ấy xin đi làm công nhân để phụ giúp gia đình trang trải tiền sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cố gắng làm được 2 năm thì anh ấy tự xin thôi việc, bởi vì anh ấy thấy không hợp với môi trường công ty.


Thế là, anh ấy nghĩ đến việc tự làm riêng, chỉ là khi đó, ước mơ anh ấy còn nhỏ nhoi:


"Anh chỉ ước nhờ bán cái xe bánh mì này mà có đủ sống qua ngày, vậy là anh vui rồi."


Thế nhưng ước mơ nhỏ nhoi đó lại rất khó thực hiện, khi tôi học đến năm tư, ngày càng có nhiều người ra cạnh tranh, và xe bánh mì quen thuộc khi xưa của anh lại dần vắng khách.


Cuối năm đó, tôi tốt nghiệp và lên thành phố làm việc, anh ấy cũng chuyển sang nơi khác làm ăn, nên cả hai không còn gặp nhau nữa.


Không ngờ hôm vừa rồi, chúng tôi vô tình gặp nhau ở siêu thị. Anh ấy mời tôi đi uống nước cùng ôn lại chuyện xưa.


Hóa ra năm đó sau khi chuyển đi nơi khác, anh ấy có duyên gia nhập vào ngành bán vải. Lúc đầu chỉ là người bán hàng cho người ta. Sau đó, khi có kinh nghiệm và một số vốn kha khá rồi, anh ấy tự ra riêng làm chủ lấy mình.


Con đường ấy, anh ấy không kể rõ, nhưng tôi hiểu, nó dài lắm, cũng gian nan và vất vả lắm.


Chàng trai trẻ đứng bán xe bánh mì nhỏ năm xưa giờ đã là chủ hai cửa hàng bán vải lớn. Nét ngây ngô và đơn thuần ngày ấy chẳng còn, gương mặt bây giờ của anh ấy thể hiện rõ bản lĩnh và sự hiểu biết của một người đàn ông trưởng thành. Đó không phải do cố tình ra vẻ như vậy, mà do kinh nghiệm và thói quen bao năm tích lũy thành.


Thành công là thế, nhưng anh ấy vẫn không ít lần phải đối diện với những sự cố bất ngờ.


Chẳng hạn tuần trước, trong số số vải mới nhập về, có rất nhiều hàng bị lỗi về màu sắc. Mặc dù nhân viên của anh ấy vốn đã cung cấp bản màu đậm và muốn nhà cung cấp làm theo y chang, vậy mà họ lại đưa hàng nhạt hơn một chút, vài lô hàng còn bị lỗi mép vải, may không kĩ.


Vậy mà họ còn đổ lỗi do nhân viên bên công ty anh ấy làm việc không cẩn thận, đưa không đúng mẫu màu. Đối phương không chịu nhận trách nhiệm, nên không đồng ý đổi hàng.


Có nhân viên đề nghị anh ấy nên trộn chung số vải lỗi với số vải bình thường để bán, giảm giá cho khách hàng rẻ một chút, vì dù sao lỗi này cũng không phải quá lớn, khách hàng nào mới vào nghề hoặc là người mua không chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ không nhận ra.


Nhưng anh ấy nghe xong đã bác bỏ ngay lập tức.


"Dù hàng mắc lỗi không lớn, nhưng chúng ta là người làm ăn, đã làm ăn là dựa vào tiền lời từ khách hàng. Mà đã thu tiền lời từ khách hàng thì phải giao cho họ đúng hàng, đúng chất lượng.


Người có lỗi với chúng ta là bên nhà cung cấp, chúng ta không thể lợi dụng cái việc khách hàng không hiểu rõ sản phẩm mà buôn bán gian dối như thế...


Lập uy tín phải xuất phát từ những chuyện nhỏ nhặt, một doanh nghiệp chỉ dựa vào việc lừa dối khách hàng để đi lên thì sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài được..."


Trên thực tế, có lắm người lại không làm được điều đó. Họ vì tiền mà bỏ mặc lương tâm cùng đạo đức, bán hàng giả cho khách hàng.


Lúc tư vấn thì lúc nào cũng có câu: "Chỗ em uy tín chất lượng, anh/chị cứ yên tâm".


Vậy mà khi khách hàng nhận được hàng thì sao? Nào là son giả, thuốc dỏm, quần áo không đúng style...


Bạn làm như thế, nằm trên một đống tiền thất đức, bạn ngủ yên, nhưng khách hàng phải khổ sở vì mua nhầm hàng giả. Đặc biệt là thuốc uống, người ta ốm đau, bệnh tật, bạn làm thế chẳng khác nào đang hại tính mạng của người ta?


Thế nên, hãy là một thương nhân tài giỏi chứ đừng trở thành một gian thương.


Bạn nên hiểu rõ ràng, chọn tử tế trong giao tiếp, không phải vì bạn ngốc, mà là vì lòng lương thiện khiến bạn làm việc gì cũng không thẹn với lương tâm và để bản thân luôn nhận được vui vẻ vì làm việc chính nghĩa.


"Dù thế giới nằm ở một khoảng "xám" đan xen giữa màu trắng của thiện lành và màu đen của cái ác. Nhưng tôi vẫn nguyện giữ một trái tim trong sạch như thuở đầu dù gặp bao nhiêu khó khăn của cuộc sống." Làm được như vậy, bạn mới là một doanh nhân chân chính!

Nguồn: Kênh khởi nghiệp