Những người mới sử dụng Linux có thể mắc rất nhiều lỗi (điều này có thể xảy ra với bất kì ai). Tuy nhiên, biết lỗi để tránh ngay từ ban đầu có thể giúp bạn tránh được rất nhiều rắc rối. Do vậy, bài viết này mình sẽ đề cập đến 10 lỗi mà những người mới sử dụng Linux thường gặp nhất để bạn có thể tham khảo
1. Cho rằng mình đang sử dụng Windows
Mặc dù điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng thực sự đúng. Người dùng thậm chí còn không để ý tới những thay đổi của các hệ điều hành khác nhau. Thực tế, mọi người thường khó có thể phân biệt Windows từ XP, Vista cho tới Windows 7. Vì vậy, những người mới sử dụng Linux sẽ tin rằng mọi thứ hoạt động giống như trong Windows. Nên nhớ rằng bạn đang sử dụng một hệ điều hành khác và cách thức hoạt động của hệ điều hành này cũng hoàn toàn khác so với Windows.
Mặc dù điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng thực sự đúng. Người dùng thậm chí còn không để ý tới những thay đổi của các hệ điều hành khác nhau. Thực tế, mọi người thường khó có thể phân biệt Windows từ XP, Vista cho tới Windows 7. Vì vậy, những người mới sử dụng Linux sẽ tin rằng mọi thứ hoạt động giống như trong Windows. Nên nhớ rằng bạn đang sử dụng một hệ điều hành khác và cách thức hoạt động của hệ điều hành này cũng hoàn toàn khác so với Windows.
2. Cố làm việc với file .exe
Điều này nghe cũng như hiển nhiên, nhưng tin mình đi, không ít lần khi hướng dẫn Linux cho những người mới, mình đã nghe hỏi sao cái file này không chạy được khi double click vào nó trên Linux, đơn giản vì nó là file .exe. Trừ phi bạn đã cài đặt Wine, nếu không, kích đúp những file .exe trong Linux cũng không giải quyết được vấn đề gì.
Điều này nghe cũng như hiển nhiên, nhưng tin mình đi, không ít lần khi hướng dẫn Linux cho những người mới, mình đã nghe hỏi sao cái file này không chạy được khi double click vào nó trên Linux, đơn giản vì nó là file .exe. Trừ phi bạn đã cài đặt Wine, nếu không, kích đúp những file .exe trong Linux cũng không giải quyết được vấn đề gì.
3. Chọn nhầm bản phân phối
Một trong những vấn đề lớn nhất đối với người mới dùng Linux là chọn nhầm bản phân phối (distro). Ngày nay có hằng hà sa số distro, và bạn sẽ rất dễ bị nản lòng nếu chọn sai distro trong những ngày đầu. Sau đây là lời khuyên của mình cho những bạn mới bắt đầu:
Một trong những vấn đề lớn nhất đối với người mới dùng Linux là chọn nhầm bản phân phối (distro). Ngày nay có hằng hà sa số distro, và bạn sẽ rất dễ bị nản lòng nếu chọn sai distro trong những ngày đầu. Sau đây là lời khuyên của mình cho những bạn mới bắt đầu:
- Distro thân thiện với người sử dụng.
- Có số lượng người dùng ở Việt Nam cao.
- Hỗ trợ các kho phần mềm (software repository) từ trong nước.
Với các tiêu chí trên thì ở Việt Nam có vẻ Ubuntu, sau đó là Fedora sẽ thích hợp cho người mới.
4. Không tìm kiếm phần mềm
Do có rất nhiều người dùng Linux mới “di cư” từ Windows sang, họ nghĩ có thể tìm kiếm phần mềm trong cùng một kênh. Trong hầu hết các trường hợp, điều này là không đúng. Những người dùng mới cần phải làm quen với trình quản lý các gói phần mềm, đặc biệt là Synaptic, Packagekit, và Ubuntu Software Center. Các công cụ trên là “thánh địa” phần mềm, nơi người dùng có thể tìm kiếm hầu hết các phần mềm họ cần.
5. Gửi tài liệu OpenOffice tới người sử dụng Microsoft Office sai định dạng
Điều này khá phổ biến với người mới sử dụng Linux. Họ có thể thỏa mãn với văn bản mình vừa tạo và chia sẻ với người khác, nhưng điều đáng buồn là người được chia sẻ file không thể đọc được tài liệu của họ. Nên chú ý rằng các sản phẩm của Microsoft không hoạt động tốt với các hệ điều hành khác ngoài Windows, cũng như với các ứng dụng khác. Hãy chắc chắn rằng bạn lưu định dạng file phù hợp mà người dùng Microsoft có thể đọc được.
Điều này khá phổ biến với người mới sử dụng Linux. Họ có thể thỏa mãn với văn bản mình vừa tạo và chia sẻ với người khác, nhưng điều đáng buồn là người được chia sẻ file không thể đọc được tài liệu của họ. Nên chú ý rằng các sản phẩm của Microsoft không hoạt động tốt với các hệ điều hành khác ngoài Windows, cũng như với các ứng dụng khác. Hãy chắc chắn rằng bạn lưu định dạng file phù hợp mà người dùng Microsoft có thể đọc được.
6. Tránh sử dụng lệnh
Mọi người thường tránh những dòng lệnh như thể đây là công cụ phức tạp nhất. Họ có thể làm quen với sự phức tạp của Photoshop nhưng dường như lại không muốn gõ lệnh đơn giản ‘rm’ trong cửa sổ lệnh. Người dùng mới không nên ngại sử dụng lệnh. Linux có hệ thống hỗ trợ sử dụng lệnh (man, info, history…) cực tốt nên hãy tận dụng nó. Ngoài ra, nhớ được các lệnh không phải là điều thiết yếu, nhưng nó lại giúp bạn sử dụng Linux thành thạo hơn.
Mọi người thường tránh những dòng lệnh như thể đây là công cụ phức tạp nhất. Họ có thể làm quen với sự phức tạp của Photoshop nhưng dường như lại không muốn gõ lệnh đơn giản ‘rm’ trong cửa sổ lệnh. Người dùng mới không nên ngại sử dụng lệnh. Linux có hệ thống hỗ trợ sử dụng lệnh (man, info, history…) cực tốt nên hãy tận dụng nó. Ngoài ra, nhớ được các lệnh không phải là điều thiết yếu, nhưng nó lại giúp bạn sử dụng Linux thành thạo hơn.
7. Từ bỏ nhanh chóng
Đây cũng là một vấn đề xảy ra thường xuyên. Sau khi sử dụng Linux trong vòng vài giờ, hoặc một vài ngày, những người mới sử dụng sẽ từ bỏ hệ điều hành này với những lý do khác nhau. Họ có thể từ bỏ sau khi không thể thực hiện một công việc đơn giản nào đó. Hãy kiên nhẫn tìm kiếm câu trả lời từ internet hoặc bạn bè của mình. Phần lớn những trường hợp vấn đề với Linux đều được giải quyết bằng cách đó. Đôi khi, vượt qua chán nản lại chính là thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt.
Đây cũng là một vấn đề xảy ra thường xuyên. Sau khi sử dụng Linux trong vòng vài giờ, hoặc một vài ngày, những người mới sử dụng sẽ từ bỏ hệ điều hành này với những lý do khác nhau. Họ có thể từ bỏ sau khi không thể thực hiện một công việc đơn giản nào đó. Hãy kiên nhẫn tìm kiếm câu trả lời từ internet hoặc bạn bè của mình. Phần lớn những trường hợp vấn đề với Linux đều được giải quyết bằng cách đó. Đôi khi, vượt qua chán nản lại chính là thử thách lớn nhất mà bạn phải đối mặt.
8. Không cập nhật
Với người dùng Windows, bạn sẽ phải cập nhật rất nhiều lần. Tuy nhiên, với Linux thì rất hiếm khi bạn phải thực hiện điều này, nhưng hệ điều hành của bạn vẫn phải được cập nhật. Những cập nhật này mang tới các bản vá bảo mật mới, các tính năng mới cho phần mềm. Cài đặt một phần mềm có lỗ hổng bảo mật là điều không người dùng nào muốn, đặc biệt trên máy tính – nơi chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Phần lớn các distro Linux ngày nay đều có cơ chế dò ra các bản cập nhật mới trên hệ thống một cách tự động, và bạn chỉ có việc click chuột để cài đặt chúng.
Với người dùng Windows, bạn sẽ phải cập nhật rất nhiều lần. Tuy nhiên, với Linux thì rất hiếm khi bạn phải thực hiện điều này, nhưng hệ điều hành của bạn vẫn phải được cập nhật. Những cập nhật này mang tới các bản vá bảo mật mới, các tính năng mới cho phần mềm. Cài đặt một phần mềm có lỗ hổng bảo mật là điều không người dùng nào muốn, đặc biệt trên máy tính – nơi chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Phần lớn các distro Linux ngày nay đều có cơ chế dò ra các bản cập nhật mới trên hệ thống một cách tự động, và bạn chỉ có việc click chuột để cài đặt chúng.
9. Đăng nhập với tài khoản Root
Bạn không nên đăng nhập với quyền Root. Thay vào đó, mở cửa sổ Terminal và sử dụng lệnh “su” hoặc “sudo”.
Bạn không nên đăng nhập với quyền Root. Thay vào đó, mở cửa sổ Terminal và sử dụng lệnh “su” hoặc “sudo”.
10. Phớt lờ bảo mật bởi đây là Linux
Khi sử dụng Linux, rất ít khi bạn gặp vấn đề với virus, hoặc sâu hại máy tính, hoặc bị hack. Mặc dù điều này là sự thật, nhưng nó cũng không có nghĩa rằng bạn nên phớt lờ vấn đề bảo mật. Vì vậy, bảo mật là vấn đề hàng đầu, bất chấp hệ điều hành là gì đi nữa.
Khi sử dụng Linux, rất ít khi bạn gặp vấn đề với virus, hoặc sâu hại máy tính, hoặc bị hack. Mặc dù điều này là sự thật, nhưng nó cũng không có nghĩa rằng bạn nên phớt lờ vấn đề bảo mật. Vì vậy, bảo mật là vấn đề hàng đầu, bất chấp hệ điều hành là gì đi nữa.