Khi nhắc đến hệ điều hành dành cho máy tính, ắt hẳn chúng ta sẽ nói ngay đến hệ điều hành Windows của Microsoft. Trải qua một thời gian dài trong lịch sử điện toán máy tính, không ai có thể phủ nhận những điều tuyệt vời, những đóng góp to lớn mang tầm vóc quốc tế mà hệ điều hành Windows đã mang lại cho chúng ta trong mọi mặt đời sống xã hội, từ giải trí cho đến công việc...
Thế nhưng bên cạnh hệ điều hành Windows, các phiên bản hệ điều hành dựa trên mã nguồn mở Linux (hay còn gọi là các distro) vẫn có một chỗ đứng cho riêng mình. Với bài đăng này, mình chia sẻ với bạn hệ điều hành Linux Mint - Một giải pháp thay thế Windows dành cho các máy tính cũ, cấu hình không cao.
Vì sao mình gọi Linux Mint là một giải pháp thay thế Windows? Có rất nhiều lý do, trên quan điểm cá nhân của mình thì:
- Sự thân thuộc: Hệ điều hành Linux Mint vẫn có thanh taskbar tương tự như Windows, vẫn có những tổ hợp phím tắt quen thuộc như Alt + Tab, vẫn có các icon trên màn hình desktop, bộ LibreOffice sử dụng tương tự như Microsoft Office, phần mềm gõ tiếng Việt iBus không khác gì Unikey...
- Tính dễ dùng: Nếu như bạn nói hệ điều hành Windows dễ dùng hơn các hệ điều hành khác - như các distro Linux chẳng hạn, là bởi lẽ bạn chưa sử dụng đủ lâu hệ điều hành Linux mà thôi, Linux Mint hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ, các tinh chỉnh hệ thống được phân chia từng mục rất rõ ràng, thậm chí theo mình còn dễ dùng hơn cả Control Panel của Windows. Mặc khác, trên Windows, bạn cần phải tham khảo một số phần mềm, tìm link để tải về và cài đặt cho máy tính, thì trên Linux Mint nói riêng và các distro Linux nói chung, bạn sẽ có riêng một kho ứng dụng, tương tự như CH Play trên Android hay App Store của iOS vậy. Việc tìm kiếm phần mềm để cài đặt sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Sử dụng ngay: Với hệ điều hành Windows, sau khi cài hệ điều hành xong, bạn còn phải cài đặt thêm nhiều phần mềm khác như: bộ phần mềm văn phòng Office, trình duyệt web, các codec để xem phim, trình đọc file PDF... thì trên Linux Mint, các phần mềm như vậy đã được tích hợp sẵn, bạn chỉ cần cài hệ điều hành xong là sử dụng ngay.
- Hiệu năng ổn định, bảo mật cao: Với hệ điều hành Windows, vì tính phổ biến của nó đã khiến Windows trở thành mục tiêu số một của các hacker, do vậy nguy cơ bạn nhiễm virus máy tính từ hệ điều hành Windows là khá cao, mặc khác, các bạn thường đăng nhập Windows bằng user admin, chính vì ở phân quyền cao nhất, nên đôi khi những sai sót trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi (cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc, lỡ bấm vào liên kết độc hại...) sẽ khiến máy tính bạn trở thành "mồi ngon" cho hacker (dính virus, trở thành máy tính zombie...), hiệu năng chậm chạp, hệ thống mất dần tính ổn định, lướt web mà các ô quảng cáo chiếm phần lớn diện tích màn hình... Nhưng đối với các distro Linux, một khi bạn can thiệp vào thiết lập hệ thống, cho dù là cài đặt các bản cập nhật, thay đổi ngôn ngữ hiển thị, cài đặt phần mềm mới... thì hệ thống vẫn bắt buộc bạn nhập mật khẩu admin, chưa kể, cơ chế phân quyền tài khoản, file, folder, dữ liệu tự động thực thi... trên Linux chặt chẽ hơn Windows, và, cách Linux kiểm soát phần mềm vẫn tốt hơn Windows; đồng thời vì Linux không phổ biến bằng Windows nên so với Windows, nó vẫn "an toàn" hơn trước sự dòm ngó của các hacker. Một lý do nữa, là vì Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, có được một cộng đồng nhiều nhà phát triển hỗ trợ nên những lỗ hổng bảo mật sẽ được vá nhanh hơn Windows.
- Hiệu năng ổn định, bảo mật cao: Với hệ điều hành Windows, vì tính phổ biến của nó đã khiến Windows trở thành mục tiêu số một của các hacker, do vậy nguy cơ bạn nhiễm virus máy tính từ hệ điều hành Windows là khá cao, mặc khác, các bạn thường đăng nhập Windows bằng user admin, chính vì ở phân quyền cao nhất, nên đôi khi những sai sót trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi (cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc, lỡ bấm vào liên kết độc hại...) sẽ khiến máy tính bạn trở thành "mồi ngon" cho hacker (dính virus, trở thành máy tính zombie...), hiệu năng chậm chạp, hệ thống mất dần tính ổn định, lướt web mà các ô quảng cáo chiếm phần lớn diện tích màn hình... Nhưng đối với các distro Linux, một khi bạn can thiệp vào thiết lập hệ thống, cho dù là cài đặt các bản cập nhật, thay đổi ngôn ngữ hiển thị, cài đặt phần mềm mới... thì hệ thống vẫn bắt buộc bạn nhập mật khẩu admin, chưa kể, cơ chế phân quyền tài khoản, file, folder, dữ liệu tự động thực thi... trên Linux chặt chẽ hơn Windows, và, cách Linux kiểm soát phần mềm vẫn tốt hơn Windows; đồng thời vì Linux không phổ biến bằng Windows nên so với Windows, nó vẫn "an toàn" hơn trước sự dòm ngó của các hacker. Một lý do nữa, là vì Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, có được một cộng đồng nhiều nhà phát triển hỗ trợ nên những lỗ hổng bảo mật sẽ được vá nhanh hơn Windows.
- Hoạt động rất nhẹ nhàng: Cấu hình máy tính để chạy Linux thực sự không đòi hỏi cao như Windows, nếu bạn đang sở hữu máy tính "già cỗi" 5 - 10 năm trở về trước, thì nếu chạy Windows XP thì may ra máy chạy ổn định tí, chứ nếu chạy từ hệ điều hành Windows 7 trở về sau chắc hẳn máy sẽ ì ạch, chậm chạp. Mà, vì Windows XP đã bị Microsoft khai tử, nên nguy cơ cao máy tính bạn sẽ trở thành mồi ngon cho hacker. Thế nhưng, máy tính bạn vẫn có thể hoạt động rất nhanh, mượt mà với các distro Linux mới nhất nói chung và Linux Mint nói riêng. Đây là một ưu điểm phải nói là vượt trội của Linux so với Windows, chẳng hạn như máy tính mình, lượng tài nguyên chiếm dụng trong RAM khi chạy Windows sau khi khởi động máy thường dao động trên dưới 1 GB, nhưng với Linux Mint, lượng RAM dao động từ 500 - 700 MB. Nếu như chạy thêm trình duyệt web Chrome, thì RAM trên Windows chiếm dụng phải hơn 2 GB thì trên Linux Mint chỉ khoảng hơn 1 GB mà thôi:
- Vấn đề bản quyền: Như bạn đã biết, hệ điều hành Windows không phải là miễn phí, bạn phải tốn một chi phí không nhỏ để mua bản quyền hệ điều hành này, hoặc sử dụng một bản crack bản quyền. Việc crack bản quyền Windows đôi khi bạn để lại cho máy tính một lỗ hổng bảo mật và các hacker có thể tận dụng lỗ hổng đó mà tấn công máy tính bạn. Nhưng với hệ điều hành mã nguồn mở Linux là hoàn toàn miễn phí, bạn không tốn một chi phí nào khi sử dụng các distro Linux nói chung và Linux Mint nói riêng, mà còn được một cộng đồng phát triển hỗ trợ nhiệt tình.
- Một số hạn chế của các distro Linux nói chung và Linux Mint nói riêng:
Điều đầu tiên mình phải nói đó là hệ sinh thái phần mềm. Bởi vì hệ điều hành mã nguồn mở Linux không phổ biến bằng Windows nên số lượng phần mềm dành cho nó vẫn chưa phong phú, đa dạng; không có nhiều sự lựa chọn như trên Windows. Thời gian gần đây, mặc dù những thiếu sót đó đã được khắc phục ít nhiều, nhưng với thể loại game, Linux vẫn hoàn toàn thua hẳn Windows về khoản này. Nếu bạn nào có nhu cầu chơi game nhiều, Linux không phải là sự lựa chọn tốt. Mặc dù trên Linux vẫn có trình giả lập giúp bạn chạy các phần mềm của Windows, tuy nhiên, hiệu năng vẫn không cao và tính tương thích vẫn còn nhiều hạn chế.
Điểm thứ hai đó là tính tương thích phần cứng. Do Linux không phổ biến bằng Windows nên một số nhà sản xuất phần cứng không hỗ trợ driver tương thích với Linux. Mặc dù bạn có thể tìm các driver này do cộng đồng mã nguồn mở phát triển, nhưng hoặc là không khai thác được tối đa sức mạnh của phần cứng, hoặc là việc cài đặt đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức nhất định với Linux, đặc biệt là các dòng lệnh trong Terminal. Hiện tại, mặc dù vấn đề phần cứng đối với Linux đã được xử lý rất nhiều so với ngày xưa: Phần lớn các nhà sản xuất cung cấp driver tương thích với Linux, nhưng một số card đồ họa rời vẫn chưa được hỗ trợ. Nếu máy tính bạn có card đồ họa rời, hãy lưu ý trước khi cài đặt một bản distro Linux nào.
Bạn tham khảo hệ điều hành Linux Mint tại đây.
- Một số hạn chế của các distro Linux nói chung và Linux Mint nói riêng:
Điều đầu tiên mình phải nói đó là hệ sinh thái phần mềm. Bởi vì hệ điều hành mã nguồn mở Linux không phổ biến bằng Windows nên số lượng phần mềm dành cho nó vẫn chưa phong phú, đa dạng; không có nhiều sự lựa chọn như trên Windows. Thời gian gần đây, mặc dù những thiếu sót đó đã được khắc phục ít nhiều, nhưng với thể loại game, Linux vẫn hoàn toàn thua hẳn Windows về khoản này. Nếu bạn nào có nhu cầu chơi game nhiều, Linux không phải là sự lựa chọn tốt. Mặc dù trên Linux vẫn có trình giả lập giúp bạn chạy các phần mềm của Windows, tuy nhiên, hiệu năng vẫn không cao và tính tương thích vẫn còn nhiều hạn chế.
Điểm thứ hai đó là tính tương thích phần cứng. Do Linux không phổ biến bằng Windows nên một số nhà sản xuất phần cứng không hỗ trợ driver tương thích với Linux. Mặc dù bạn có thể tìm các driver này do cộng đồng mã nguồn mở phát triển, nhưng hoặc là không khai thác được tối đa sức mạnh của phần cứng, hoặc là việc cài đặt đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức nhất định với Linux, đặc biệt là các dòng lệnh trong Terminal. Hiện tại, mặc dù vấn đề phần cứng đối với Linux đã được xử lý rất nhiều so với ngày xưa: Phần lớn các nhà sản xuất cung cấp driver tương thích với Linux, nhưng một số card đồ họa rời vẫn chưa được hỗ trợ. Nếu máy tính bạn có card đồ họa rời, hãy lưu ý trước khi cài đặt một bản distro Linux nào.
Bạn tham khảo hệ điều hành Linux Mint tại đây.