Năm 1796, Gauss (Nhà toán học Carl Friedrich Gauss, 1777-1855) khi ấy 19 tuổi và đang là sinh viên đại học ở nước Đức. Một tối nọ, Gauss ngồi làm 3 bài toán khó được thầy giáo hướng dẫn giao riêng. Thông thường, người thầy chỉ giao 2 bài nhưng hôm nay lại giao thêm. Gauss khi ấy cảm thấy khó hiểu nhưng vẫn cố gắng làm hết.
Với hai bài toán đầu tiên, Gauss làm rất thuận lợi, chỉ mất 2 tiếng đồng hồ là giải quyết xong. Tuy nhiên bài toán thứ ba lại khó ngoài sức tưởng tượng. Theo đó bài toán này được viết trên một mảnh giấy nhỏ, yêu cầu: Chỉ dùng compa và thước thẳng để vẽ (dựng) một hình đa giác đều có đúng 17 cạnh.
Càng làm, Gauss càng cảm thấy căng thẳng nhưng lúc đó ông chỉ nghĩ, bài toán là thử thách đặc biệt mà thầy giáo muốn giao cho mình. Tuy nhiên giải mãi mà Gauss vẫn không tìm ra được đáp án. Ông "nghĩ nát óc" cũng không biết cần vận dụng kiến thức nào đối với bài toán này. Cảm thấy bị khiêu chiến, Gauss quyết định phải giải bằng được. Cuối cùng, ông mất trọn một đêm để tìm ra đáp án.