[Playlist nhạc] Một số bài hát hay gắn liền thưở học sinh

Ai cũng có một thưở học sinh vui tươi, hồn nhiên, lứa tuổi chập chững yêu đương với bao kỉ niệm đẹp, ngọt ngào... và sau này khi nhớ đến, bất giác mỉm cười vì mình đã từng có một thời vô tư, vô âu, vui vẻ đến như vậy... 

Vòng xoáy cuộc sống Cơm - Gạo - Áo - Tiền, đã làm cho con người ta ít nhiều thay đổi, suy nghĩ, tính toan, gia đình... bao nhiêu âu lo, bao nhiêu muộn phiền... và từ đó chúng ta đã trưởng thành hơn... nhưng bài học trường đời đôi khi quá nhiều nghiệt ngã...

Nhưng dù sao đi chăng nữa, khi nhớ về thưở học sinh ấy... mãi mãi là những phút giây đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta... Cảm ơn cuộc đời, đã cho ta những phút giây được sống, được cảm nhận... những hương vị tuyệt vời đến như vậy... Chỉ tiếc là... những thứ đẹp nhất ấy... sẽ mãi mãi không còn quay lại nữa...

Chúc bạn một ngày vui vẻ, an yên!

GMK NucBox - Một con miniPC văn phòng thực sự tuyệt vời

Trong khoảng thời gian vừa qua, mình thực sự rất hứng thú với những chiếc máy tính thiết kế dạng miniPC. Ở bài đăng vừa rồi mình có chia sẻ những niềm vui, sự háo hức của mình đối với chiếc miniPC T-bao TBOOK MN35. Thì cũng cùng đợt đó, mình cũng đặt mua thêm một con miniPC nữa là GMK NucBox. Điểm mình ấn tượng nhất đối với con máy tính này đó là về kích thước, nó nằm gọn trong lòng bàn tay của mình và nhỏ hơn gấp 4 lần so với con T-bao TBOOK MN35 - Dài x Rộng x Cao của con GMK NucBox này chỉ là 6cm x 6cm x 4cm mà thôi.

So sánh kích thước GMK NucBox và T-bao TBOOK MN35

GMK NucBox
theo cá nhân mình đánh giá thực sự là một chiếc máy tính cực kỳ tuyệt vời để sử dụng cho mục đích văn phòng và chơi một số thể loại game nhẹ. Chưa kể, nếu so về giá thành, thì với giá 183 USD tương đương khoảng 4 triệu 2 tiền Việt - thì thật khó để kiếm được một con máy tính mới hoàn toàn mà đạt được cấu hình như con GMK NucBox này.

Đầu tiên mình đánh giá sơ qua về cấu hình: CPU Intel Celeron J4125, RAM DDR4 8GB chạy Dual Channel ở bus 2133 MHz, ổ cứng SSD M2 2240 thực sự không tệ, nhiều bạn cứ nghĩ CPU dòng Celeron yếu, tuy nhiên nó còn tùy đời. Nếu đem ra so sánh thì nó thua con i3-4150 của máy tính cũ đã bị hư của mình một tí, nhưng lại mạnh hơn con laptop chạy i3-5005U mà hiện tại mình đã cho cu em để học online.

T-Bao TBOOK MN35 - Con máy tính mà mình cực ưng ý

Thực sự mà nói, kể từ khi tự lập, mình chưa bao giờ sử dụng một chiếc máy tính hoàn toàn mới, cơ bản là mình tự build từ các linh kiện máy tính - cũ có, mới có: Main thì mình mua trên Shopee; CPU, RAM, card đồ họa rời thì mình mua từ các tiệm bán linh kiện máy tính cũ; chỉ có nguồn, ổ cứng SSD và case thì mình mua mới.

Và, chuyện gì đến cũng đến, vào một ngày đẹp trời, máy tính mình đã bị hư main sau nhiều năm "chinh chiến", thực sự, nếu mua một con main cũ khác lắp vào thì vẫn sử dụng ok thôi. Nhưng vì cấu hình máy tính mình đã quá cũ rồi, cũng không tương thích với Windows 11 mới ra mắt, nên mình quyết định đầu tư luôn một con máy tính mới để: 

- Bắt kịp công nghệ thời đại, để xem hiệu năng máy tính thời bấy giờ nó ngon hơn hiệu năng máy tính cũ thời năm 2014 tới đâu.

- Một máy tính tương thích hoàn toàn với Windows 11 sẽ cho trải nghiệm thế nào so với việc sử dụng Windows 11 trên một máy tính có cấu hình không tương thích.

- Có thể là học hỏi thêm những kiến thức phần cứng máy tính mới, trước giờ mình toàn sử dụng CPU của Intel, bây giờ chuyển sang hãng AMD xem thế nào, vì đọc tin tức nào là: Sự trỗi dậy của "đội đỏ", kiến trúc Zen mới của AMD cho hiệu năng cực cao, card đồ họa tích hợp Radeon rất mạnh... nên mình rất muốn tìm hiểu con chip AMD mạnh cỡ nào.

Mình tham khảo qua trang web của một công ty bán máy tính mới tại Quảng Ngãi. Tuy nhiên, thực sự giá linh kiện máy tính mới hiện tại khá cao, một cấu hình mà mình nghĩ cũng khá cơ bản trong sự tìm hiểu của mình thì đã ngót nghét 10 triệu hơn rồi, đấy là chưa kể mình tận dụng lại case cũ:
Thì cũng thật tình cờ, thông qua các quảng cáo nhan nhản ở trên Facebook, mình thấy con máy tính T-Bao TBOOK MN35 đăng bán trên trang Banggood sau khi add mã giảm giá chỉ còn khoảng 318,99 USD tương đương đâu đó hơn 7 triệu đồng tiền Việt, nhưng lại rất đầy đủ: Ổ cứng NVMe 256 GB, RAM DDR4 8GB chạy Dual Channel, CPU AMD Ryzen 5 3550H 4 nhân 8 luồng tích hợp card đồ họa Radeon Vega 8...

Enjoy Music Player - Trình nghe nhạc tuyệt vời dành cho Chrome OS

Chrome OS là hệ điều hành chủ yếu tập trung vào trình duyệt web Google Chrome - Các ứng dụng, tiện ích mở rộng đều xoay quanh trình duyệt web này. Do đó, Chrome OS rất nhẹ, mặt bằng chung, bạn sẽ thấy những chiếc máy tính chạy Chrome OS có cấu hình phần cứng thấp nhưng lại hoạt động rất nhanh, ổn định, mượt mà.


Với thiết kế hệ điều hành gọn nhẹ, đơn giản như vậy, thường thì bộ nhớ trong của các máy tính chạy Chrome OS rất thấp. Bạn sẽ thấy đa phần bộ nhớ toàn là 32 GB, 64 GB, thậm chí là 16 GB như con Acer Chromebox CXI2-4GKM mà mình đặt mua tại web xabay.vn. Thế thì dữ liệu cá nhân như: Nhạc, hình ảnh, video, tài liệu... được lưu tại đâu? Câu trả lời đó là trên "đám mây", cụ thể là trên Google Drive.


Bài đăng này, mình giới thiệu với bạn một tiện ích mở rộng rất hay dành cho hệ điều hành Chrome OS, giúp bạn nghe nhạc trực tuyến từ các file nhạc được lưu trên Google Drive. Đó là Enjoy Music Player.

Cá nhân mình nhận xét, Enjoy Music Player có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, bạn hoàn toàn có thể nghe nhạc được lưu trên Google Drive. Đây cũng là điểm đáng tiền nhất của Enjoy Music Player.


Để cài đặt Enjoy Music Player, bạn truy cập vào đường link này và tiến hành cài đặt. Vì là tiện ích mở rộng của Google Chrome, nên không chỉ hoạt động được trong Chrome OS, mà các hệ điều hành khác sử dụng trình duyệt web Google Chrome đều sử dụng được tiện ích mở rộng này.


Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Cài đặt trình duyệt web Google Chrome trên máy tính Linux

Có thể nói trình duyệt web Google Chrome là ứng dụng không thể thiếu đối với chúng ta mỗi khi truy cập vào internet. Không chỉ hoạt động nhanh, ổn định, Google Chrome còn có kho tiện ích mở rộng phong phú, khả năng đồng bộ dữ liệu truy cập web xuyên suốt các thiết bị mà bạn đang sử dụng: Máy tính, điện thoại, máy tính bảng...


Mình để ý, thường các distro Linux sử dụng Mozilla Firefox làm trình duyệt web mặc định và cũng không có tùy chọn cài đặt Google Chrome trong kho ứng dụng. Có chăng là trình duyệt Chromium nhưng đã loại bỏ khả năng đồng bộ hóa với tài khoản Google:

Với bài đăng này, mình hướng dẫn các bạn cách cài đặt trình duyệt web Google Chrome trên hệ thống Linux, rất đơn giản, bạn chỉ cần chạy lần lượt 2 dòng lệnh sau trong Terminal:

wget https://dl.google.com/linux/direct/google-chrome-stable_current_amd64.deb

sudo dpkg -i google-chrome-stable_current_amd64.deb

Vậy là xong!


Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Cài đặt Windows 11 đối với máy tính không có TPM, Secure Boot...

Hệ điều hành Windows 11 mới ra mắt của Microsoft có yêu cầu phần cứng khắt khe hơn rất nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm như: Máy tính phải tích hợp chip TPM 2.0, phải có Secure Boot, ngoài ra đối với CPU thì chỉ hỗ trợ những dòng CPU sản xuất từ năm 2018 trở về sau... nên gây rất nhiều bất tiện đối với những người dùng có máy tính từ năm 2017 trở về trước. Lý do được Microsoft đưa ra đó là vì bảo mật, hiệu năng cũng như đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng...


Và nếu theo cách cài đặt Windows thông thường: Tải file ISO hệ điều hành Windows, ghi ra USB, rồi boot vào USB để cài, chắc chắn đối với những chiếc máy tính không đáp ứng đủ các điều kiện mà Microsoft đưa ra sẽ báo lỗi ngay và quá trình cài Windows 11 sẽ dừng lại ngay tại đó:

May mắn thay là phần mềm tạo USB boot Rufus phiên bản mới nhất đã hỗ trợ vượt qua thông báo lỗi này. Giúp bạn dễ dàng trải nghiệm hệ điều hành mới nhất đến từ Microsoft trên những chiếc máy tính không đáp ứng đủ điều kiện.

Đôi điều về trải nghiệm Windows 11 của mình

Khoảng thời gian vừa qua, mình không đăng bài viết trên blog, bởi lẽ hiện tại mình đã có gia đình, có con nhỏ. Ngoài thời gian đi làm thì mình thường xuyên tập trung vào hệ thống lại kiến thức ngân hàng - Có lẽ sẽ hữu ích trong tương lai... Đồng thời, mình cũng như "một đứa trẻ" học lại từ đầu những kiến thức về thị trường chứng khoán dù mình đã từng học qua thời đại học. Chứng khoán - Hiện là một kênh đầu tư để kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình. Ngoài khoảng thời gian đầu tư cho kiến thức, khoảng thời gian còn lại mình luôn chơi với con. Bởi, mình không muốn con mình cứ cặm cụi mãi vào điện thoại, TV... mà quên đi thế giới thực ngoài kia có rất nhiều điều thú vị, muôn màu, muôn vẻ... Đấy cũng là lý do mình bỏ bê blog trong khoảng thời gian khá dài.


Khi Microsoft ra mắt Windows 11 phiên bản chính thức, có lẽ mình cũng chẳng mấy quan tâm đâu, vì hiện tại đối với mình, mỗi khi xài máy tính cũng chỉ là Word, Excel, trình duyệt web đã là đủ... Trên cơ quan mình xài máy tính Windows 10, máy tính ở nhà vẫn thế, mình còn có thêm chiếc mini PC mà mình đã từng giới thiệu qua hiện đang chạy Zorin OS - Một distro Linux với giao diện rất đẹp. Nhưng mình vẫn quyết định cài Windows 11 trên máy tính để xem nó như thế nào. Có lẽ, đối với mình, niềm đam mê về máy tính, công nghệ chưa bao giờ vụt tắt.


Thực sự, Windows 11 đã đem lại cho mình một cảm giác rất tuyệt vời, có lẽ đó là cái cảm giác mà mình đã có được từ thời hệ điều hành Windows 7. Mình đã từng xài qua rất nhiều phiên bản hệ điều hành Windows: Windows 95, 98, XP, 7, 8, 8.1, 10. Duy, chỉ có Windows 7 và bản Windows 11 này là mình cảm thấy tuyệt vời nhất, hữu dụng nhất, và cho mình trải nghiệm tốt nhất.


Đầu tiên là nói về menu Start. Windows 11 làm đơn giản hơn rất nhiều cũng như trực quan hơn rất nhiều so với Windows 10. Không còn những ô hình vuông, hình chữ nhật rối rắm nữa, thay vào đó là các icon ứng dụng mà người dùng có thể sắp xếp lại theo sở thích ở mục Đã ghim. Rất đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích, đặc biệt là về thị giác.

Ở tuổi 30, cuộc sống dạy tôi 10 bài học vô cùng thực tế

Bạn có thể không yêu tiền, nhưng bạn không thể không có tiền, không có tiền bạn sẽ khó mà làm được bất cứ việc gì. Bạn cần phải có ý thức quản lý, phân bổ tiền hợp lý, nỗ lực làm việc, đừng ngừng kiếm tiền, tiết kiệm tiền - cuộc sống mà bạn mong muốn, nó rất đắt, bạn không thể không cố gắng.


Cá nhân tôi luôn rất tin tưởng vào câu nói: Thế gian này không có con đường nào đã đi qua là vô ích, dù là đường vòng, cũng đáng để chúng ta đi thử một lần.


Những thứ không thể đánh bại được tôi sẽ khiến tôi kiên cường hơn, tôi ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó, cuộc sống đả kích tôi, tôi tặng lại nó nụ cười, không gì có thể ngăn cản tôi tiến về phía trước, thất bại rồi thì đứng lên làm lại từ đầu.


Ở tuổi 30, tôi nhận ra được 10 bài học này:


1. Có những cơ hội nếu bạn không nắm lấy, do dự là sẽ bỏ lỡ


Muốn thành công, ngoài nỗ lực bạn còn cần tới cơ hội. Rất nhiều người, không phải họ không có tài năng, không phải họ không đủ nỗ lực, chỉ là họ không nắm bắt được cơ hội. Nhiều khi, cơ hội nó ở ngay trước mắt bạn, nhưng chỉ cần bạn do dự một chút thôi là sẽ bỏ lỡ mất, lúc này, bạn không thể trách người khác, chỉ có thể trách mình không đủ dũng cảm, không dám bước những bước đầu tiên.


2. Đừng quá tin người, bạn không biết người khác có ý đồ gì với mình


Sống, đừng quá thật thà đừng quá ngây thơ, cũng đừng quá tin người, trừ phi bạn biết cả gốc rễ nhà người ta rồi, nếu không, tuyệt đối không được nhẹ dạ cả tin.


Có câu nói rất hay rằng: Biết người biết mặt không biết lòng. Dễ dàng tin người, sau cùng bạn sẽ thua rất thảm, bởi lẽ bạn không bao giờ có thể biết được người ta có tính toán gì với mình hay không, bạn cũng chẳng cách nào đoán thấu được lòng người.

Nàng thơ - Hoàng Dũng

Lời bài hát:


Em, ngày em đánh rơi nụ cười vào anh

Có nghĩ sau này em sẽ chờ

Và vô tư cho đi hết những ngây thơ

Anh, một người hát mãi những điều mong manh

Lang thang tìm niềm vui đã lỡ

Chẳng buồn dặn lòng quên hết những chơ vơ


Ta yêu nhau bằng nỗi nhớ chưa khô trên những bức thư

Ta đâu bao giờ có lỗi khi không nghe tim chối từ

Chỉ tiếc rằng...


Em không là nàng thơ

Anh cũng không còn là nhạc sĩ mộng mơ

Tình này nhẹ như gió

Lại trĩu lên tim ta những vết hằn

Tiếng yêu này mỏng manh

Giờ tan vỡ... thôi cũng đành

Xếp riêng những ngày tháng hồn nhiên

Trả lại...


Mai, rồi em sẽ quên ngày mình khờ dại

Mong em kỷ niệm này cất lại

Mong em ngày buồn thôi ướt đẫm trên vai

Mai, ngày em sải bước bên đời thênh thang

Chỉ cần một điều em hãy nhớ


Có một người từng yêu em tha thiết vô bờ


Em không là nàng thơ

Anh cũng không còn là nhạc sĩ mộng mơ

Tình này nhẹ như gió

Lại trĩu lên tim ta những vết hằn

Tiếng yêu này mỏng manh

Giờ tan vỡ... thôi cũng đành

Xếp riêng những ngày tháng hồn nhiên

Trả hết... cho em...

Giải được bài toán 2000 năm nhờ thầy giao nhầm bài tập

Năm 1796, Gauss (Nhà toán học Carl Friedrich Gauss, 1777-1855) khi ấy 19 tuổi và đang là sinh viên đại học ở nước Đức. Một tối nọ, Gauss ngồi làm 3 bài toán khó được thầy giáo hướng dẫn giao riêng. Thông thường, người thầy chỉ giao 2 bài nhưng hôm nay lại giao thêm. Gauss khi ấy cảm thấy khó hiểu nhưng vẫn cố gắng làm hết.

 

Với hai bài toán đầu tiên, Gauss làm rất thuận lợi, chỉ mất 2 tiếng đồng hồ là giải quyết xong. Tuy nhiên bài toán thứ ba lại khó ngoài sức tưởng tượng. Theo đó bài toán này được viết trên một mảnh giấy nhỏ, yêu cầu: Chỉ dùng compa và thước thẳng để vẽ (dựng) một hình đa giác đều có đúng 17 cạnh

Càng làm, Gauss càng cảm thấy căng thẳng nhưng lúc đó ông chỉ nghĩ, bài toán là thử thách đặc biệt mà thầy giáo muốn giao cho mình. Tuy nhiên giải mãi mà Gauss vẫn không tìm ra được đáp án. Ông "nghĩ nát óc" cũng không biết cần vận dụng kiến thức nào đối với bài toán này. Cảm thấy bị khiêu chiến, Gauss quyết định phải giải bằng được. Cuối cùng, ông mất trọn một đêm để tìm ra đáp án.

[MV] Tháng 5 không trở lại - La Thị Tú Anh

Nguồn từ: Youtube Meens

[Playlist nhạc] Tổng hợp một số bài hát Audition

Nghe lại những bài hát này mà thấy buồn nhiều hơn vui! Thời gian phũ phàng quá! Lớn rồi cuốn theo cuộc sống cơm áo gạo tiền thành ra con người chẳng còn vẻ hồn nhiên, chẳng còn vô tư nữa... Cả một bầu trời kỉ niệm... Ước gì được quay lại dù chỉ là một ngày thôi cũng được!


Chúc bạn một ngày vui vẻ, an yên!

[MV] Ngôi nhà hạnh phúc - Cao Thái Sơn

Theo dõi nhiệt độ máy tính trong Ubuntu

Để theo dõi nhiệt độ hệ thống máy tính theo thời gian thực trong Ubuntu, phần mềm Psensor là một trong những phần mềm tốt nhất dành cho bạn.

Để cài đặt phần mềm Psensor cho hệ điều hành Ubuntu, bạn bấm vào đường dẫn này.


Hoặc chạy lệnh sau trong Terminal:

sudo apt-get install psensor

Việc theo dõi nhiệt độ của máy tính trong khi hoạt động là rất quan trọng, nó cho bạn biết được máy tính có gặp hiện tượng quá nhiệt CPU, GPU, ổ cứng... hay không, từ đó bạn vệ sinh lại máy tính, tra lại keo tản nhiệt... đây cũng là một cách tăng tuổi thọ phần cứng máy tính.


Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Xem thông tin chi tiết phần cứng máy tính trong Ubuntu

Với hệ điều hành Windows, có rất nhiều phần mềm xem chi tiết thông tin phần cứng máy tính như: CPU-Z, HWiNFO... thì trong hệ điều hành Ubuntu nói riêng và dòng hệ điều hành nhân Linux nói chung, HardInfo là phần mềm có tính năng tương tự với giao diện trực quan, rõ ràng, dễ hiểu.

Bạn cài đặt phần mềm HardInfo cho hệ điều hành Ubuntu bằng cách bấm vào đường dẫn này.


Hoặc tìm kiếm "System Profiler and Benchmark" trong kho ứng dụng Ubuntu Software:

Microsoft Office 2019 + Active bản quyền bằng KMS

Microsoft Office 2019 có thể nói là phiên bản "truyền thống" mới nhất trong số các phiên bản Office mà Microsoft phát hành. "Truyền thống" ở đây được hiểu là bản quyền phần mềm được bán dưới dạng mua một lần (hay còn gọi là mua đứt) - Nghĩa là bạn chỉ cần thanh toán một lần chi phí khởi điểm ban đầu để có thể sử dụng Office trên máy tính vĩnh viễn.

Bởi hiện tại, Microsoft đang dịch chuyển bộ phần mềm Office sang dạng mua bản quyền hàng năm/hàng tháng (thuê bao phần mềm) - Nghĩa là bản quyền có thời hạn chứ không còn được vĩnh viễn nữa - Và bạn cần phải thanh toán liên tục chi phí bản quyền theo năm, hoặc theo tháng (tùy theo gói bạn chọn) để được sử dụng Office trên máy tính. Phiên bản mới nhất hiện tại theo hình thức này đó là Microsoft Office 365.

Ở đây, mình không phân tích ưu điểm/nhược điểm trong hai hình thức mua bản quyền trên. Bài đăng này, mình chia sẻ với bạn phiên bản Microsoft Office Professional Plus 2019 + file KMS để kích hoạt bản quyền.

Tạo bộ cài Windows 7 theo chuẩn GPT - UEFI & kích hoạt bản quyền

Mặc dù đã bị Microsoft khai tử, nhưng hệ điều hành Windows 7 vẫn thu hút một số lượng người dùng bởi giao diện Menu Start quen thuộc, Control Panel đơn giản, dễ sử dụng...


Với bài đăng này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo USB cài đặt Windows 7 được xem là mới nhất, chính chủ từ Microsoft; đồng thời, hỗ trợ chuẩn GPT - UEFI, cũng như giải quyết các lỗi như không nhận chuột, bàn phím... khi boot vào Windows 7 từ USB của các mainboard đời mới.

Đầu tiên, bạn tải về phiên bản Windows 7 phù hợp với cấu hình máy tính mình theo các đường link dưới đây:


- Windows 7 Ultimate 64 bit tại đây.

- Windows 7 Ultimate 32 bit tại đây.

- Windows 7 Professional 64 bit tại đây.

- Windows 7 Professional 32 bit tại đây.

- Windows 7 Home Premium 64 bit tại đây.

- Windows 7 Home Premium 32 bit tại đây.

Microsoft Office 2016 + Active bản quyền bằng KMS

Microsoft Office là một trong những phần mềm không thể thiếu trong máy tính của chúng ta, xuyên suốt trong quá trình học tập, làm việc... Microsoft Office luôn là người bạn đồng hành - hỗ trợ chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực công việc khác nhau.


Với bài đăng này, mình chia sẻ với bạn file cài đặt bản Microsoft Office Professional Plus 2016 nguyên bản từ Microsoft, cùng với đó là cách active bản quyền bằng KMS chỉ với một bước kích chuột nhanh gọn.

Bạn tải về Microsoft Office Professional Plus 2016 + file KMS để kích hoạt bản quyền tại đây.

Thêm lịch âm vào ứng dụng Lịch sẵn có trên Windows 10

Theo nền văn hóa phương Đông từ ngàn năm nay, người Việt Nam chúng ta thường hay xem lịch âm để biết được những ngày lễ như: Ngày cúng ông Táo trong tháng, ngày tiễn ông Táo về Trời, những ngày Tết âm lịch, ngày giỗ Tổ...


Với bài đăng này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách thêm lịch âm vào trong ứng dụng Lịch sẵn có trong hệ điều hành Windows 10.


Đầu tiên, bạn tải về file lịch âm tại đây.


Sau khi giải nén file tải về trên, bạn kích đúp chuột vào file, ứng dụng Lịch trong Windows 10 sẽ hiện ra, bạn kích vào Thêm vào lịch (Add to calendar):

Vậy là xong, mỗi khi bạn vào ứng dụng Lịch, lịch âm sẽ hiển thị ngay phía dưới lịch dương. Cá nhân mình rất thích cách xem lịch âm như thế này, bởi lẽ hệ điều hành Windows 10 đã tích hợp sẵn ứng dụng Lịch rồi, việc cài thêm một phần mềm lịch vạn niên hay lịch âm khác cũng tốt thôi, nhưng cơ bản sử dụng một ứng dụng lịch - mà còn là ứng dụng mặc định theo Windows nữa thì theo mình vẫn đơn giản hơn.

Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Hiển thị trạng thái CPU, băng thông mạng... trên thanh Taskbar

Bài đăng này mình giới thiệu với bạn phần mềm khá hay: XMeters - Giúp bạn xem được trạng thái hoạt động của CPU, băng thông mạng hiện tại, trạng thái sử dụng của RAM, băng thông đang sử dụng của ổ đĩa cứng trên thanh Taskbar của Windows.

Thực ra, trạng thái làm việc hiện tại của máy tính có sử dụng hết hiệu năng, hay đang sử dụng bao nhiêu % trên tổng công suất của CPU có lẽ sẽ không mấy ai để ý và quan tâm. Thế nhưng, có xem cũng khá hay, với lại, để mình biết được trạng thái hoạt động của máy tính khi đang chạy những ứng dụng nặng như render video, các ứng dụng 3D... có bị quá tải hay không - để mình có thể phân bổ tài nguyên hợp lý (Tắt bớt các ứng dụng không cần thiết như Facebook, xem Youtube...).


Bạn tải về phần mềm XMeters tại đây. Hoặc tại trang chủ của phần mềm.


Chúc bạn một ngày vui vẻ!

[Playlist nhạc] Tổng hợp một số tuyệt phẩm trữ tình

Ba mươi mốt tuổi chưa phải là đã già, nhưng không hiểu sao sở thích nghe nhạc của mình hiện tại là những bài hát bolero trữ tình chứ không còn là những bài hát trẻ trung sôi động nữa.


Mỗi khi nghe một bài hát, mình lại đi tìm đọc hoàn cảnh sáng tác của bài hát đó, để cảm nhận cái hay, cái giá trị, tâm tư, tình cảm của người nhạc sĩ thông qua những lời ca, tiếng hát của những danh ca: Hoàng Oanh, Phương Dung, Lệ Thu, Trúc Mai, Thanh Tuyền, Thanh Thúy... Thật tuyệt vời và cảm ơn những người nghệ sĩ, những danh ca đã cho ra đời những tuyệt phẩm bất hủ đến như vậy! Mời bạn cùng thưởng thức:


Chúc bạn một ngày vui vẻ, an yên!

Đáng ngẫm: 7 phép ẩn dụ nói tận đời người

 01. Đời người giống như mũi tên, đã bắn rồi thì không còn thời gian để hối tiếc


Đời người giống như mũi tên rời khỏi cung, một khi đã bắn, chỉ có thể tiến về phía trước, không cách nào quay đầu lại. Sống ở đời, đáng sợ nhất chính là cứ thích đối mặt với quá khứ, rồi quay lưng lại với hiện tại.


Trưởng thành là quá trình không ngừng nói lời từ biệt và cả buông bỏ. Tạm biệt cái sai, mới có thể gặp gỡ được cái đúng; buông bỏ quá khứ mới có thể tới được chân trời xa hơn. Cứ sống trong hồi ức của ngày hôm qua sẽ chỉ biến hôm nay thành một quá khứ đáng tiếc khác mà thôi.


Đừng đợi tới khi quá muộn rồi mới học cách trân trọng, đừng đợi tới khi rời xa rồi mới bắt đầu hối tiếc.


Chuyện muốn làm, bây giờ hãy làm; người muốn yêu, bây giờ hãy nói. Không phụ lòng thời gian, sẽ không có tiếc nuối, nắm bắt hiện tại, mỉm cười với tương lai.

Công nghệ - Càng trải nghiệm, bạn sẽ càng học nhiều điều hay

Cũng như phần giới thiệu trang blog mình: "Tuy học bên tài chính ngân hàng nhưng đam mê của tôi hướng về công nghệ thông tin, internet... Tôi thích viết blog. Blog của tôi như một cái "lẩu thập cẩm" bao gồm những thứ mà tôi thích, và tôi muốn chia sẻ cùng bạn ^^!". Mình rất đam mê công nghệ. Thuở cấp 2, mình nhiều lần nhịn ăn sáng để tiền vào quán internet, đã có một khoảng thời gian dài mình khám phá thế giới muôn màu muôn vẻ từ: Yahoo! Messenger, blog Yahoo!, blogspot của Google, blog Opera, vn-zoom, truongton.net, sonhai.info, voz, ttvnol.com, hihihehe.com, sinhvienit... cũng tập tành viết web, cũng tập làm forum với những hosting miễn phí kết hợp với domain miễn phí...

Lên đại học, mình rất vui khi được ba mẹ tặng cho chiếc laptop Toshiba với con chip i3 thế hệ đầu tiên: Intel Core i3-330M. Mình rất ấn tượng vì tại thời điểm đó, Intel mới giới thiệu ra công chúng dòng chip Core i series đầu tiên, trước đó, những con chip của Intel thường đặt tên là Pentium, Celeron, Core 2 Duo, Core 2 Quad... Chiếc laptop ấy theo mình 4 năm đại học, mình vọc biết bao hệ điều hành: Windows 7, Windows 8, Windows 10, Windows Developer Preview, rồi Ubuntu, Linux Mint, Elementary OS... Mình cũng từng tháo tung máy ra để vệ sinh bụi bặm, bôi keo tản nhiệt... đến nỗi gắn máy lại thì dư ốc. Cũng thời đại học, các bạn cùng lớp thường đưa laptop cho mình cài Win, cài Office... bởi có một khoảng thời gian, mình học hỏi cách tối ưu máy tính từ trên mạng để có được hiệu năng mượt mà nhất, máy tính khởi động nhanh nhất...